Hình thức tượng Tứ Pháp Tứ_pháp

Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu
Bảo vật quốc gia số 10, đợt 6
Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới):
Pháp Vân (Bà Dâu), Pháp Vũ (Bà Đậu), Pháp Điện (Bà Dàn), Pháp Lôi (Bà Tướng)
Chất liệuGỗ sơn
Niên đạithế kỉ XVIII
Thời kỳ/Văn hóaLê Trung Hưng
Hiện lưu trữ tạiChùa Dâu
Chùa Tướng
Chùa Dàn

Phật giáo Ấn Độ căn bản đều thờ các hình tượng nam. Ngay như Quan Âm cũng là nam. Khi truyền vào Trung Quốc, Việt Nam thì hình tượng Phật được “nữ hoá”. Việt Nam và Trung Quốc có tục thờ các bà mẹ, gọi là thờ mẫu. Nếu không kể Tứ pháp thì Việt Nam cũng có Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thuỷ Cung. Phật giáo Ấn Độ nhập với tín ngưỡng bản địa mà có sự phân hoá: Thánh Mẫu Thượng Thiên nhập vào Quan âm thị giả, hay Quan âm vô uý; Thánh Mẫu Thượng Ngàn thành Quan âm toạ sơn; Thánh Mẫu Thuỷ Cung thành Quan âm Nam Hải. Đó là hiện tượng cộng hình tượng nam với hình tượng nữ, Phật cộng với Man Nương ra hình tượng Phật mẫu Man Nương. Điều này cũng khẳng định dấu ấn bản địa Việt Nam của một giai đoạn mẫu hệ còn tồn tại. Cho đến bây giờ vẻ đẹp của tượng Phật Việt Nam vẫn là vẻ đẹp nữ, chứ không phải vẻ đẹp nam. Vì thế những tượng Phật Tứ Pháp ở chùa Dâu rất nữ tính, đôi tay và ngực rất nõn nà, đẹp gợi cảm.[19]

Các tượng Tứ Pháp còn tồn tại đến nay đa số là tạc lại vào thế kỷ 17-18, được gọi là các "Bà" nhưng tượng không hề ảnh hưởng của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ vốn rất phát triển giai đoạn này mà vẫn giữ được những nét cổ kính như khuôn mặt của phụ nữ Ấn độ, dáng cao to. Một điểm chung của tượng Tứ Pháp là đầu "bụt ốc" tức tóc xoăn bện lại như các pho tượng Phật. Đây là hình ảnh khác xa với tên gọi các "bà" hay hình ảnh mẫu, nữ thần cùng thời. Mặc dù phần đầu các pho tượng Tứ Pháp được tạc giống như chư Phật nhưng các tượng này thường là tượng sơn tuyền một màu son chứ không thếp vàng như tượng Phật.

Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu

Hệ thống tượng Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu gồm bốn pho tượng: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Các pho tượng thuộc loại hình điêu khắc tượng tròn, tư thế tọa thiền trên tòa sen và đều có cấu trúc tổng thể gồm hai phần: Phần tượng và phần bệ tượng nhưng là một thể thống nhất, cả hai hợp lại mới tạo thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Cả 4 pho tượng Tứ Pháp đều được tạo tác vào thế kỉ XVIII bằng chất liệu gỗ có sơn phủ và đang được lưu giữ tại hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp ở huyện Thuận Thành là: Chùa Dâu, Chùa Tướng thuộc xã Thanh Khương và chùa Dàn thuộc xã Trí Quả.[20]

Về mặt nghệ thuật, cách tạo tượng Tứ Pháp giống với dòng tượng Ấn Độ - Khơ-me. Nghệ thuật tạo tượng vẫn bảo lưu đậm nét cách tạo hình của Phật giáo Ấn Độ nguyên thủy được các nhà sư Ấn Độ đưa sang. Bốn tượng Tứ Pháp đều cởi trần, quấn xà rông, nhân tướng theo kiểu Ấn Độ, mũi cao, lõ. Tuy nhiên, thân hình là Phật mẫu nên mang vẻ đẹp gợi cảm của người phụ nữ, rất đặc biệt và độc đáo. Đây là những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo mang màu sắc Việt Nam.[20]

Hệ thống tượng Tứ Pháp vùng Dâu còn thể hiện quá trình phát triển của Phật giáo Đông Nam Á. Các nhà nghiên cứu cho rằng Luy Lâu là trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo khởi thủy ở Đông Á và Đông Nam Á là: Luy Lâu (Việt Nam), Bành ThànhLạc Dương (Trung Quốc). Điều đáng chú ý là trung tâm Phật giáo Luy Lâu không phải bắt nguồn từ Trung Hoa mà lại bắt nguồn từ Ấn Độ và mang đậm dấu ấn của Phật giáo Ấn Độ.[20]

Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2089/QĐ-TTg công nhận 24 bảo vật quốc gia trong đó có Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tứ_pháp http://nomfoundation.org/nom-project/history-of-gr... http://baobacninh.com.vn/news/-/details/20182/than... http://www.baobacninh.com.vn/chi-tiet-bac-ninh-xua... http://thuanthanh.bacninh.gov.vn/news/-/details/22... http://thuanthanh.bacninh.gov.vn/news/-/details/22... http://thuanthanh.bacninh.gov.vn/news/-/details/22... http://hannom.org.vn/web/tchn/data/8701.htm http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=572&Cati... http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9402v.htm http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9502.htm